Bảo vệ thiết bị Linux của bạn

Cập nhật18 May 2021

Mục lục

...Đang tải mục lục...

    Nếu bạn sử dụng Linux, bạn có thể đã nghe qua tin đồn rằng hệ điều hành này an toàn hơn Windows. Điều này không thực sự chính xác. Tính bảo mật phụ thuộc vào sự kết hợp giữa cách chúng ta sử dụng thiết bị của mình và phần mềm của thiết bị, nhưng phần mềm có thể có lỗ hổng bất cứ lúc nào. Hoàn thành các bước sau để giúp thiết bị của bạn an toàn hơn. Hãy tập thói quen thỉnh thoảng kiểm tra các cài đặt này để đảm bảo không có gì thay đổi.

    Hướng dẫn này đặc biệt dành cho hệ điều hành Ubuntu Linux. Nếu bạn đang sử dụng Ubuntu, thì hãy áp dụng các hướng dẫn này. Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Linux khác, thì có thể xem qua hướng dẫn này hoặc tra cứu các chủ đề tương đương trong phần hỗ trợ cho kiểu hệ điều hành Linux bạn đang sử dụng.

    Hướng dẫn trực quan

    Sử dụng hướng dẫn trực quan này khi bạn làm theo danh sách bên dưới.

    Use the latest version of your device's operating system (OS)

    • Khi cập nhật phần mềm, hãy thực hiện việc đó từ một địa điểm đáng tin cậy như nhà riêng hoặc văn phòng của bạn, không phải ở quán cà phê hay điểm truy cập Internet công cộng.
    • Cập nhật lên hệ điều hành mới nhất có thể yêu cầu bạn tải xuống phần mềm và khởi động lại thiết bị nhiều lần. Bạn nên thực hiện việc này khi bạn không cần phải làm việc trên thiết bị của mình. Thực hiện các bước so sánh phiên bản mới nhất với phiên bản hiện tại trên thiết bị của bạn bên dưới, cho đến khi thiết bị ngừng cung cấp cho bạn các bản cập nhật mới bổ sung.
    • Nếu phiên bản mới nhất của hệ điều hành không chạy trên thiết bị của bạn, hãy thử phiên bản Linux tạo riêng cho thiết bị cũ, chẳng hạn như Lubuntu. Hoặc bạn nên xem xét việc mua một thiết bị mới.
    • Hãy đảm bảo rằng bạn khởi động lại máy tính sau khi tải xuống bản cập nhật để chắc chắn bản cập nhật đã được cài đặt đầy đủ.
    • Xem phiên bản Ubuntu mới nhất hiện có tại đây
    • So sánh phiên bản mới nhất với phiên bản hiện có trên thiết bị của bạn
    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Các lỗ hổng mới trong các đoạn mã trên thiết bị và ứng dụng của bạn được tìm thấy hàng ngày. Các nhà phát triển ứng dụng thường không thể dự đoán nơi chúng sẽ được tìm thấy, bởi vì các mã này rất phức tạp. Những kẻ tấn công có thể khai thác những lỗ hổng này để xâm nhập vào thiết bị của bạn.

    Các nhà phát triển phần mềm thường xuyên phát hành mã mới để vá các lỗ hổng. Đó là lý do tại sao việc cài đặt các bản cập nhật và sử dụng phiên bản mới nhất của hệ điều hành cho mỗi thiết bị của bạn là rất quan trọng. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt thiết bị của mình ở chế độ tự động cập nhật để bạn không phải tự ghi nhớ.

    Use apps from trusted sources

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Ubuntu Software là chương trình được sử dụng để cài đặt các ứng dụng và chương trình trong Ubuntu. Chỉ nên cài đặt ứng dụng từ kho phần mềm do các nhà phát triển Linux quản lý. Các trang tải xuống "nhân bản" có thể không đáng tin cậy, trừ khi bạn biết và tin tưởng những người cung cấp các dịch vụ đó. Nếu bạn quyết định rằng lợi ích của một ứng dụng lớn hơn rủi ro, hãy thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ chính bạn, chẳng hạn như lập kế hoạch không lưu giữ thông tin nhạy cảm trên thiết bị đó.

    Tìm hiểu vì sao Security in a Box tin tưởng các ứng dụng này.

    Remove apps that you do not need and do not use

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Các lỗ hổng mới trong các đoạn mã trên thiết bị và ứng dụng của bạn được tìm thấy hàng ngày. Các nhà phát triển ứng dụng thường không thể dự đoán nơi chúng sẽ được tìm thấy, bởi vì chúng rất phức tạp. Những kẻ tấn công ác ý có thể khai thác những lỗ hổng này để xâm nhập vào thiết bị của bạn. Xóa ứng dụng bạn không sử dụng giúp giảm số lượng ứng dụng có thể bị tấn công. Các ứng dụng bạn không sử dụng cũng có thể gửi đi các thông tin mà bạn không muốn chia sẻ với người khác, chẳng hạn như vị trí hiện tại của bạn.

    Kiểm tra quyền truy cập của các ứng dụng

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Các ứng dụng truy cập vào các chi tiết hoặc dịch vụ nhạy cảm--như vị trí, micro, camera hoặc cài đặt thiết bị--cũng có thể làm rò rỉ thông tin hoặc bị kẻ tấn công khai thác. Vì vậy, nếu bạn không cần ứng dụng để sử dụng một dịch vụ cụ thể, hãy tắt quyền truy cập của ứng dụng đó.

    Tắt định vị và xóa lịch sử hoạt động

    • Hãy tập thói quen tắt dịch vụ định vị tổng thể hoặc khi bạn không sử dụng chúng cho toàn bộ thiết bị cũng như cho từng ứng dụng.
    • Nên thường xuyên kiểm tra và xóa lịch sử vị trí của bạn nếu bạn đã bật tính năng này.
    • Xem hướng dẫn tắt định vị tại đây
    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Nhiều thiết bị theo dõi vị trí của chúng ta bằng cách sử dụng GPS, tháp điện thoại di động hoặc mạng wifi mà chúng ta kết nối. Nếu thiết bị của bạn đang lưu giữ thông tin về vị trí thực của bạn, thì nó có thể giúp ai đó tìm thấy bạn hoặc có thể sử dụng thông tin đó để chứng minh rằng bạn đã đến những địa điểm cụ thể hoặc có liên hệ với những người cụ thể.

    Tạo tài khoản người dùng riêng biệt trên thiết bị của bạn

    • Tạo nhiều tài khoản trên thiết bị của bạn, với một tài khoản có đặc quyền "quản trị viên" và những tài khoản "tiêu chuẩn" (không phải quản trị viên) khác.
      • Chỉ bạn mới có quyền truy cập vào tài khoản quản trị viên.
      • Tài khoản tiêu chuẩn không được phép truy cập mọi ứng dụng, tập tin hoặc cài đặt trên thiết bị của bạn.
    • Cân nhắc sử dụng tài khoản tiêu chuẩn cho công việc hàng ngày của bạn:
      • Chỉ sử dụng tài khoản quản trị viên khi bạn cần thực hiện các thay đổi liên quan đến bảo mật thiết bị, chẳng hạn như cài đặt phần mềm.
      • Việc sử dụng tài khoản tiêu chuẩn hàng ngày có thể giúp hạn chế thiết bị của bạn tiếp xúc với các mối đe dọa từ phần mềm độc hại.
      • Khi bạn cần di chuyển qua các nước, việc sử dụng tài khoản "di chuyển" có thể giúp ẩn các tập tin nhạy cảm. Hãy cùng phân tích: nhân viên hải quan sẽ tịch thu thiết bị của bạn để khám xét kỹ lưỡng hay họ sẽ chỉ mở thiết bị và xem qua? Nếu bạn cho rằng họ sẽ không xem xét thiết bị quá kỹ, thì việc sử dụng tài khoản tiêu chuẩn cho công việc không nhạy cảm sẽ giúp bạn che giấu thông tin một cách hợp lý.
    • Xem quản lý tài khoản tại đây
    • Quản lý tài khoản quản trị viên để thay đổi cài đặt nhạy cảm tại đây
    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Chúng tôi thực sự khuyên bạn không nên chia sẻ thiết bị bạn sử dụng cho công việc nhạy cảm với bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, nếu bạn phải chia sẻ thiết bị của mình với đồng nghiệp hoặc gia đình, bạn có thể bảo vệ thông tin nhạy cảm tốt hơn bằng cách thiết lập các tài khoản riêng trên thiết bị của mình.

    Remove unneeded accounts associated with your device

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Khi bạn không có ý định cho người khác truy cập vào thiết bị của mình, tốt hơn hết là không để "cánh cửa" bổ sung đó mở trên thiết bị của bạn (điều này được gọi là "giảm bề mặt tấn công".) Ngoài ra, kiểm tra tài khoản nào được liên kết với thiết bị của bạn có thể tiết lộ các tài khoản đã được đưa vào thiết bị của bạn mà bạn không biết.

    Cài đặt màn hình của bạn ở chế độ ngủ và khóa

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Mặc dù có vẻ như các cuộc tấn công kỹ thuật là mối quan tâm lớn nhất của bạn, nhưng nhiều khả năng thiết bị của bạn sẽ bị tịch thu hoặc bị đánh cắp và ai đó sẽ xâm nhập vào thiết bị. Vì vậy, bạn nên đặt khóa màn hình bằng cụm mật khẩu để không ai có thể truy cập vào thiết bị của bạn chỉ bằng cách bật thiết bị.

    Chúng tôi không khuyến nghị dùng các tùy chọn khóa màn hình khác ngoài cụm mật khẩu. Bạn có thể dễ dàng bị buộc phải mở khóa thiết bị của mình bằng khuôn mặt, giọng nói, ánh mắt hoặc dấu vân tay nếu bạn bị bắt, giam giữ hoặc khám xét. Người nào đó đang sở hữu thiết bị của bạn có thể sử dụng phần mềm để đoán mật khẩu hoặc mã PIN ngắn. Họ cũng có thể đoán mật khẩu bằng cách nhìn vào dấu vết ngón tay trên màn hình. Ai đó đã lấy dấu vân tay của bạn có thể tạo một phiên bản giả ngón tay bạn để mở khóa thiết bị nếu bạn đặt khóa vân tay; phương pháp tương tự đã được chứng minh để mở khóa bằng khuôn mặt.

    Vì vậy, khóa màn hình an toàn nhất là sử dụng cụm từ mật khẩu nhiều ký tự.

    Control what can be seen when your device is locked

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Khóa màn hình mạnh sẽ cung cấp cho bạn một số biện pháp bảo vệ nếu thiết bị của bạn bị đánh cắp hoặc tịch thu--nhưng nếu bạn không tắt thông báo hiển thị trên màn hình khóa, thì bất kỳ ai có thiết bị của bạn đều có thể xem thông tin bị rò rỉ khi bạn nhận được tin nhắn hoặc email mới.

    Use a physical privacy filter that prevents others from seeing your screen

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Mặc dù chúng ta thường coi các cuộc tấn công bảo mật mang tính kỹ thuật cao, nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một số nhà bảo vệ nhân quyền đã bị đánh cắp thông tin hoặc tài khoản của họ bị xâm nhập khi ai đó nhìn vào màn hình của họ hoặc sử dụng camera an ninh để theo dõi. Tấm lọc sẽ bảo vệ màn hình thiết bị nếu ai đó cố tính làm việc này. Bạn có thể tìm thấy tấm lọc này ở bất cứ nơi nào bán phụ kiện cho đồ điện tử.

    Use a camera cover

    • Trước hết, hãy tìm hiểu xem thiết bị của bạn có camera hay không và ở đâu. Máy tính của bạn có thể có nhiều hơn một camera nếu bạn sử dụng camera plug-in cũng như camera tích hợp trong thiết bị của mình.
    • Tấm che đơn giản: sử dụng băng dính để che camera của bạn và gỡ nó ra khi bạn cần sử dụng. Băng dán hoạt động tốt hơn nhãn dán vì phần giữa không có chất kết dính, vì vậy sẽ không có gì dính vào ống kính camera của bạn.
    • Hoặc bạn có thể tìm mua "tấm che webcam". Độ mỏng của tấm che rất quan trọng vì một số tấm che quá dày khiến máy tính xách tay của bạn có thể không khép chặt được.
    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Một số phần mềm độc hại sẽ bật camera trên thiết bị của bạn để theo dõi bạn, những người xung quanh bạn hay vị trí của bạn mà bạn không hề hay biết.

    Turn off connectivity you're not using

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    WiFi là một dạng kết nối dữ liệu cho phép thiết bị của chúng ta kết nối với các thiết bị khác trên Internet, sử dụng sóng vô tuyến để kết nối với bộ định tuyến có dây với mạng Internet rộng hơn. Kết nối điện thoại di động cũng giúp chúng ta truy cập vào các máy tính và điện thoại khác trên khắp thế giới, thông qua mạng di động gồm các tháp và hệ thống lặp. NFC và Bluetooth kết nối thiết bị của chúng ta với các thiết bị ở gần sử dụng sóng vô tuyến. Tất cả những kết nối này rất quan trọng để kết nối với các thiết bị khác. Nhưng vì các thiết bị của chúng ta kết nối với các thiết bị khác nên có khả năng ai đó sẽ sử dụng kết nối này một cách ác ý để truy cập vào các thiết bị và thông tin nhạy cảm của chúng ta.

    Vì vậy, bạn nên tắt các kết nối này khi không sử dụng, đặc biệt là wifi và Bluetooth. Điều này hạn chế thời gian kẻ tấn công có thể truy cập vào thông tin có giá trị của bạn mà bạn không nhận thấy rằng có điều gì đó đang xảy ra trên thiết bị của mình (chẳng hạn như thiết bị chạy chậm hoặc quá nóng dù bạn không sử dụng nhiều).

    Xóa các mạng wifi cũ trên thiết bị của bạn

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Khi bạn bật kết nối wifi của thiết bị, thiết bị sẽ cố gắng tìm kiếm bất kỳ mạng wifi nào mà bạn đã kết nối trước đó. Về cơ bản, thiết bị sẽ "gọi" tên của mọi mạng trong danh sách ghi nhớ để xem chúng có khả dụng để kết nối hay không. Nếu ai rình mò gần đó có thể sử dụng tính năng này để xác định thiết bị của bạn, vì danh sách của bạn thường là duy nhất: ít nhất bạn có thể đã kết nối với mạng ở nhà và ở văn phòng của mình, chưa kể đến các mạng ở nhà bạn bè, quán cà phê yêu thích, v.v. Đặc điểm này giúp ai đó rình mò trong khu vực của bạn dễ dàng nhắm mục tiêu đến thiết bị của bạn hoặc xác định nơi bạn đã đến.

    Để bảo vệ bản thân và thiết bị, hãy xóa các mạng wifi mà thiết bị của bạn đã lưu và yêu cầu thiết bị của bạn không ghi nhớ các mạng. Điều này sẽ khiến việc kết nối mạng trở nên bất tiện hơn, nhưng thay vào đó, việc lưu thông tin đó vào trình quản lý mật khẩu sẽ giúp bạn có sẵn thông tin để dùng khi cần.

    Tắt tính năng chia sẻ khi bạn không sử dụng

    Ubuntu may not automatically make it possible to share files, media, or your desktop. If you know sharing is available on your device, check and see if you need to turn the following settings off. If you cannot find the settings using the instructions described here, you probably do not have these sharing options installed.

    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Nhiều thiết bị cung cấp cho chúng ta các tùy chọn để dễ dàng chia sẻ tập tin hoặc dịch vụ với những người xung quanh--và đây là một tính năng hữu ích. Tuy nhiên, nếu tính năng này được bật khi bạn không sử dụng, thì những kẻ ác ý có thể lợi dụng nó để đánh cắp thông tin trên thiết bị của bạn.

    Use a firewall

    • Hãy sử dụng Gufw
      • Hãy đặt chế độ mặc định, chuyển "Incoming" thành "Deny" và "Outgoing" thành "Allow."
    Tìm hiểu vì sao chúng tôi đề xuất điều này

    Tường lửa là một tùy chọn bảo mật ngăn chặn các kết nối không mong muốn đến thiết bị của bạn. Giống như một nhân viên bảo vệ đứng trước cửa một tòa nhà để quyết định ai có thể vào và ai có thể rời đi, tường lửa sẽ nhận, kiểm tra và đưa ra quyết định về các thông tin vào và ra khỏi thiết bị của bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên bật tường lửa để ngăn mã độc truy cập vào thiết bị của bạn. Cấu hình tường lửa mặc định thường đủ an toàn để bảo vệ cho hầu hết mọi người.

    Không phải tất cả các thiết bị đều được bật sẵn tường lửa. Điều này không có nghĩa là các hệ thống này mở cho tất cả các kết nối mạng. Điều đó chỉ có nghĩa là nhà phát triển tin tưởng phần mềm của họ. Nó giống như những chủ sở hữu tòa nhà không bận tâm đến bảo vệ và camera giám sát vì họ tự tin về việc cửa nào không khóa, cửa nào có rào chắn và cửa nào sẽ chỉ mở cho những người có một số chìa khóa nhất định.

    Tường lửa giúp chúng ta bảo vệ thiết bị của mình trong các tình huống khi một phần mềm bắt đầu nghe trộm thông tin của chúng ta. Tường lửa giám sát các kết nối gửi đi có thể cho chúng ta biết khi nào phần mềm độc hại đang cố lấy cắp dữ liệu hoặc tự động gửi dữ liệu về máy chủ mà chúng ta không hay biết. Nếu bạn cài đặt tường lửa được thiết kế đặc biệt để hạn chế các kết nối gửi đi hoặc nếu bạn định cấu hình tường lửa tích hợp của mình để hoạt động theo cách này, thì bạn nên dành thời gian "huấn luyện" tường lửa để nó chỉ cảnh báo bạn khi có điều gì đó bất thường.

    Thông tin bổ sung

    Các câu hỏi thường gặp

    Hỏi: Tôi nghe nói rằng thiết bị Linux không thể nhiễm virus vì hầu hết phần mềm độc hại được thiết kế cho Windows. Điều này có đúng không?

    Đáp: Không. Mặc dù hầu hết phần mềm độc hại đều nhắm mục tiêu vào Windows, nhưng bạn vẫn có thể bị nhiễm phần mềm độc hại khi dùng Linux nếu, chẳng hạn như khi bạn nhấp vào liên kết bị nhiễm hoặc mở tệp đính kèm chứa mã độc. Tìm hiểu thêm về phần mềm độc hại và cách tránh phần mềm độc hại tại đây.

    Hỏi: Ubuntu có khó khai thác hơn Windows hay Mac OS X không?

    A: Not necessarily. The process of discovering vulnerabilities and exploiting is pretty much the same, regardless of your operating system.